Nam sinh nhập viện cấp cứu do nhét dị vật dài 60 cm vào niệu đạo
Apple giới thiệu trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên Apple Intelligence từ năm ngoái, ban đầu chỉ hỗ trợ tiếng Anh. Sau đó, hãng thông báo sẽ sớm mở rộng hỗ trợ thêm các ngôn ngữ mới gồm Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc và tiếng Trung Quốc, cùng với tiếng Anh-Ấn và Anh-Singapore.Trong báo cáo tài chính quý 4/2024 vừa được hãng công bố, CEO Tim Cook xác nhận Apple sẽ cập nhật nhóm ngôn ngữ trên cho Apple Intelligence trong bản cập nhật iOS 18 ra mắt vào tháng 4. Cùng với việc thêm nhiều ngôn ngữ, trí tuệ nhân tạo của Apple sẽ được ra mắt chính thức tại các quốc gia châu Âu, trong đó có toàn bộ 27 thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nguyên nhân chính của sự chậm trễ là những tác động từ Đạo luật Thị trường số (DMA) do liên minh này ban hành, nhưng chỉ ảnh hưởng tới iPhone và iPad. Các mẫu MacBook có Apple Intelligence đã bán tại EU trước đó.Nhiều thông tin xác nhận bản cập nhật ra mắt vào tháng 4 sẽ là iOS 18.4 và iPadOS 18.4. Trong phiên bản này, Siri được cho là sẽ tích hợp sâu hơn Apple Intelligence để có khả năng thấu hiểu người dùng ở mức độ cao hơn, học hỏi từ tương tác, ghi nhớ sở thích, truy cập dữ liệu trên màn hình... để đưa ra phản hồi chính xác, có tính cá nhân hóa cao.Trước đó, trong một thông báo vào tháng 9.2024, không lâu sau khi ra mắt iOS 18, hãng cho biết nhiều ngôn ngữ sẽ khả dụng với Apple Intelligence từ năm 2025, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên ở phần chia sẻ trong buổi công bố báo cáo tài chính, tiếng Việt không được đề cập ở gói ngôn ngữ sẽ có vào tháng 4 sắp tới.Tiếng Việt chưa từng là ngôn ngữ ưu tiên của Apple khi đến tận thời điểm này, sau nhiều năm ra mắt Siri và CEO Tim Cook không dưới một lần khẳng định Việt Nam là thị trường phát triển nhanh của hãng, trợ lý ảo của Apple vẫn chưa có tiếng Việt. Thậm chí, bộ gõ tiếng Việt trên iPhone, MacBook liên tục gặp lỗi đã nhiều năm nhưng hãng cũng không có động thái khắc phục, xử lý.Giải bóng rổ VBA 2023: lý do khiến CLB Hanoi Buffaloes thất thủ trước Saigon Heat
Tại thị trường miền Bắc, giá heo hơi giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Theo đó, các Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Ninh Bình điều chỉnh giá heo hơi xuống khoảng 61.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại duy trì ở 61.000 - 62.000 đồng/kg.
Sư đoàn không quân 372 thực hành bắn, ném bom, đạn thật tại Bình Định
Theo Bleepingcomputer, một tổ chức phi lợi nhuận có tên "None of Your Business" (Noyb) đã nộp các đơn khiếu nại chống lại TikTok, AliExpress, SHEIN, Temu và WeChat, cáo buộc các công ty này vi phạm Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU) bằng cách chuyển dữ liệu người dùng châu Âu sang Trung Quốc một cách bất hợp pháp.Noyb, do nhà hoạt động quyền riêng tư người Áo mang tên Max Schrems thành lập, đã đệ trình các khiếu nại này lên các cơ quan bảo vệ dữ liệu tại Hy Lạp, Ý, Bỉ, Hà Lan và Áo, đại diện cho người dùng tại các quốc gia này. Tổ chức này nhấn mạnh Trung Quốc thu thập dữ liệu công dân một cách tích cực và xử lý mà không có các hạn chế phù hợp, điều này trái với luật bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu.Theo GDPR, việc chuyển dữ liệu ra ngoài không gian châu Âu chỉ được phép trong những trường hợp ngoại lệ và cần có bằng chứng cho thấy dữ liệu được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự truy cập trái phép từ nhà nước hoặc các bên khác. Noyb cho biết các công ty như AliExpress của Alibaba, SHEIN và TikTok thừa nhận việc chuyển dữ liệu cá nhân của người châu Âu sang Trung Quốc, dựa trên các báo cáo minh bạch và tài liệu khác. Trong khi đó, Temu và ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent chuyển dữ liệu đến các "quốc gia thứ ba" không được tiết lộ, nhiều khả năng là Trung Quốc.Việc chuyển dữ liệu cá nhân ra ngoài EU chỉ được phép nếu quốc gia nhận dữ liệu đảm bảo mức độ bảo vệ dữ liệu tương đương với EU. Noyb lập luận rằng Trung Quốc không đáp ứng tiêu chuẩn này, do đó việc chuyển dữ liệu là bất hợp pháp và phải chấm dứt ngay lập tức.Đây là lần đầu tiên noyb nộp đơn khiếu nại chống lại các công ty Trung Quốc, trước đó tổ chức này chủ yếu nhắm vào các công ty Mỹ như Apple, Alphabet và Meta, dẫn đến nhiều cuộc điều tra và các khoản phạt lên đến hàng tỉ USD.Các khiếu nại này có thể dẫn đến việc đình chỉ chuyển dữ liệu sang Trung Quốc và áp dụng các khoản phạt lên đến 4% doanh thu toàn cầu của các công ty vi phạm. Động thái này diễn ra trong bối cảnh TikTok và các công ty công nghệ Trung Quốc khác đang đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý trên toàn cầu về các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng.
Mạng xã hội mới đây xôn xao khi xuất hiện một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế lái ô tô lấn làn, vượt ẩu tại khúc cua khuất tầm nhìn, suýt gây tai nạn đối đầu với nhiều ô tô và xe máy di chuyển ngược hướng.Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 26.2.2025, được xác định trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông ghi lại được, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 1. Khi đến một đoạn đường cong, tài xế một phen "hú vía" khi phát hiện phía trước xuất hiện một ô tô khác loại 7 chỗ màu đen đang vượt ẩu, lấn hẳn sang làn đường đối diện để vượt lên.Đúng lúc này, ở hướng ngược lại lúc này ngoài ô tô gắn camera hành còn có mốt số phương tiện khác đang di chuyển. Trong khi đoạn đường đèo lại nhỏ hẹp và quanh co khuất tầm nhìn. Thế nhưng tài xế lái xe vẫn bất chấp nguy hiểm cho xe chạy ngược chiều. Thậm chí còn không chịu giảm tốc độ nhường đường cho các xe đi đúng luật.Tình huống lái xe kiểu "tự sát" khiến ô tô gắn camera hành trình và các xe máy cùng hướng phải vội vàng lách sát vào lề đường để tránh. May mắn, vụ việc không dẫn đến tai nạn nguy hiểm kiểu đối đầu.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải ở các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe cẩu thả, bất chấp nguy hiểm và xem thường luật của tài xế ô tô 7 chỗ.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Ô tô vượt ẩu xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đổi với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép (Điểm a Khoản 5 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm nói trên dẫn đến tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
EVN đề nghị Đồng Nai tháo gỡ vướng mắc tại dự án nhiệt điện Nhơn Trạch
AFP ngày 7.1 đưa tin Tencent và CATL đã bị đưa vào danh sách các công ty quân sự Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ. Quyết định sẽ được công bố chính thức vào ngày 7.1 (giờ Mỹ).Tencent là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, điều hành "siêu ứng dụng" WeChat cùng với các dịch vụ khác như trò chơi điện tử, phát sóng trực tuyến nội dung và dịch vụ đám mây.CATL cũng là một công ty lớn của Trung Quốc, sản xuất hơn một phần ba pin xe điện được bán trên thế giới. Các loại pin của CATL được sử dụng trong các mẫu xe từ nhiều nhà sản xuất nước ngoài bao gồm Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Toyota, Honda và Hyundai.Một phát ngôn viên của Tencent cho biết việc công ty này bị đưa vào danh sách "rõ ràng là một sai lầm" và "chúng tôi không phải là công ty hoặc nhà cung cấp quân sự"."Không giống như các lệnh trừng phạt hoặc kiểm soát xuất khẩu, danh sách này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Quốc phòng để giải quyết mọi hiểu lầm", người phát ngôn này nói thêm.Đạo luật Ủy quyền quốc phòng quốc gia cho năm tài chính 2021 yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải xác định các công ty quân sự Trung Quốc đang hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp tại Mỹ và nộp danh sách lên quốc hội. Trong đó, phần danh sách không thuộc dạng thông tin mật sẽ được công bố trên Công báo Liên bang.Danh sách này không có tác động pháp lý trực tiếp đến các công ty đang bị nghi ngờ, nhưng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của họ và các công ty niêm yết đã từng khởi kiện về việc bị liệt vào danh sách.Chính phủ Trung Quốc chưa phản ứng về động thái mới nhất đối với Tencent và CATL. Trong những năm qua, Mỹ đã triển khai các biện pháp nhắm vào các công ty công nghệ Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia và lo ngại rằng công nghệ có thể được Bắc Kinh sử dụng cho mục đích quân sự.